Tìm hiểu lễ hội Mường

Lễ hội Mường
Cũng như các dân tộc khác, lễ hội của người Mường là nơi kết tinh những tinh hoa văn hoá của dân tộc này. Ở đây, những nét đặc sắc, riêng biệt trong quan niệm, phong tục, tập quán, trong nền nghệ thuật truyền thống được biểu hiện một cách rõ nét và tinh tế dưới hình thức hết sức cụ thể, giản dị nhưng thiêng liêng và thần khiết.
Lễ hội của người Mườngkhông nằm ngoài ý nghĩa là một hình thức sinh hoạt cộng đồng, thể hiện lòng thành kính đối với những người có công với làng, với nước, ý thức cộng đồng và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cứ vào khoảng tháng giêng, tháng 10, tháng 11 âm lịch hàng năm, mùa lễ hội của ngườiMường lại bắt đầu. Vị chủ tế thường là các thầy Mo có uy tín hoặc là một vị quan Lang, đây là điều riêng biệt trong lễ hội truyền thống Mường. Đặc biệt hơn, lễ vật dâng cúng ngoài xôi, gà, hương hoa, phải có thịt thú rừng( nai, hoẵng ) và cá suối, những sản phẩm khai thác từ núi rừng, khe suối, vốn gắn bó với lịch sử đời sống cộng đồng Mường. Ngoài phần lễ thể hiện sự ngưỡng mộ với đối tượng thờ phụng, tưởng nhớ công ơn, cầu mong may mắn là phần hội để mọi ngườicùng vui chơi, thi tài. Hoà với không gian sôi động, hấp dẫn, không kém phần căng thẳng của cuộc thi các trò chơi dân gian: Đánh đu, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh mảng, đánh cù, đi cà kheo, thi đan lát nhanh … là không gian trầm ấm, tha thiết của âm nhạc cồng chiêng, những làn điệu dân ca Thường rang – Bộ mẹng, hát đối đáp. giao duyên cùng những điệu múa dân gian mộc mạc. Tính chất nông nghiệp,miền núi thể hiện trong hầu hết các hình thức lễ hội và lễ vật dâng cúng và các trò chơi dân gian.
Có thể nói rằng, lễ hội Mường hội tụ những nét sinh động, sâu sắc nhất của văn hoá Mường. Nó góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt, khẳng định giá trị, vị thế văn hóa Mường trong tổng thể Văn hoá đất Việt.
Chương trình
Tóm tắt bài học:
– Giới thiệu về bảo tàng Mường
– Giới thiệu lịch sử vùng đất con người dân tộc Mường.
– Giới thiệu các hình thức lễ hội trong các vùng Mường.
– Giới thiệu về một số lễ hội đặc trưng.
– Giới thiệu nghi thức của lễ hội.
– Giới thiệu các chương trình diễn ra trong lễ hội.
– Giới thiệu về các trò chơi dân gian trong lễ hội.
– Thực hành các trò chơi dân gian

Thời lượng bài học: Từ 1h – 1h30′.