Tập tục đời sống Mường

Tìm hiểu phong tục tập quán
Tục đắp bếp: Trước tiên, gia đình sẽ làm bộ khung bếp bằng bốn thanh gỗ tốt và dầy,  ghép cố định với nhau theo hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong lòng bếp, phần tiếp giáp mặt sàn họ trải một lớp bẹ của cây chuối tươi. Trên lớp bẹ cây chuối tươi để năm vỏ cây núc nắc, bốn vỏ đặt ở bốn góc bếp, một vỏ để ở chính giữa bếp; Với tín ngưỡng của người Mường cho rằng: vỏ cây núc nắc sẽ tạo sự mát mẻ, tránh được hỏa hoạn. Tiếp theo, đổ những sọt đất vào trong lòng bếp với những sọt đất lẻ, sọt cuối cùng đổ một nửa sọt vào khung bếp, nửa còn lại đổ trả về cho đất. Với quan niệm “Không lấy hết cái gìbao giờ”; nơi cư trú của người Mường thường ở những thung lũng đá vôi hay những khe suối; điều kiện sống phần đa dựa vào thiên nhiên. Vì vậy, khi săn bắt, hái lượm trên rừng- đánh bắt dưới suối họ không lấy hết thứgìcả mà sẽ để lại một phần dành cho thế hệ con cháu mai sau. Khi đổ những sọt đất sẽ kê ba hòn đá dùng để nấu nướng, và đó cũng là tục thờ đá của người Mường. Thể hiện sự chung gốc của người Mường (tín ngưỡng thờ Vua Bếp) và người Việt ( ba ông Đầu Rau ). Tuy nhiên, người Mường không có Tết ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp Âm lịch mà sẽ cúng Vua bếp vào những dịp tết Nguyên Đán, tết Cơm mới,…
Chương trình
Tóm tắt bài học:
– Giới thiệu về bảo tàng Mường
– Giới thiệu lịch sử vùng đất con người dân tộc Mường.
– Giới thiệu các phong tục thờ cúng trong các vùng Mường.
– Giới thiệu về một số tục thờ cúng đặc trưng.
– Giới thiệu một nghi thức của một buổi lễ.
– Giới thiệu về Ông Mo và giá trị của Mo trong nghi lễ thờ cúng.
– Giới thiệu về cách bày đặt sắp xếp đồ thờ cúng trong các lễ khác nhau.
– Xem một đoạn phim về một buổi lễ có Ông Mo.

Thời lượng bài học: Từ 1h – 1h30′.