Một “người nhà lang” mang tên tiểu đoàn!

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, có một trường hợp vô cùng đặc biệt: hai anh em Đinh Công Huy và Đinh Công Niết đều là con nhà lang, lớn lên trong một nhà, đều được Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi. Ông Đinh Công Niết mang tên một tiểu đoàn từ khi thành lập!

Vờ nhận chức Tỉnh trưởng để… giết giặc!

Sau khi cùng nhiều chí sỹ cách mạng phá căng Nghĩa Lộ, ông Đinh Công Huy trở về mường Cời tiếp tục hoạt động. Chỉ 15 ngày sau, ông Đào Gia Lựu cũng trốn về đến mường Cời, giả làm người ăn mày rách rưới, vào cổng nhà quan lang Đinh Công Huy để xin cơm. Ông Huy đã cho người lo giấy tờ để “cài” ông Lựu ở lại Lương Sơn làm nghề dạy học, ít lâu sau, các đồng chí Nguyễn Thử, Trần Huy Liệu, Vương Thừa Vũ cũng về tới nhà ông Huy bàn kế chuẩn bị cướp chính quyền. Khi giành được chính quyền ở huyện Lương Sơn, em trai ông Huy (Đinh Công Niết) được bầu làm Chủ tịch, ông Huy làm cố vấn. Giữa lúc đó, “bọn Đ.V (…) âm mưu cướp lại chính quyền, gây nhiều khó khăn rắc rối trong tỉnh. Bọn chúng đến vây Lương Sơn, được tin báo, tôi đã cùng anh em tự vệ và nhân dân kéo đến vây đánh, bắt được 29 khẩu súng các loại, nên đã được ủy ban hành chính Bắc Bộ khen” (di bút của ông Huy, có xác nhận của các lão thành cách mạng cùng hoạt động).

Để củng cố chính quyền non trẻ ở huyện nhà, ông Huy đã sử dụng uy tín “lang đạo” cũ của mình, đứng ra hô hào các thân sỹ, điền chủ, lang đạo trong toàn tỉnh ủng hộ được 63 vạn đồng, cộng với 10 vạn đồng Ủy ban hành chính Bắc Bộ cho để chi phí cho cơ quan tỉnh. Đặc biệt, “sau khi Pháp trở lại chiếm Hòa Bình năm 1947, bọn chúng cho một thằng quan tư đưa thư mời tôi ra làm tỉnh trưởng. Tôi không say mê quyền quý và bất cộng tác với giặc. Nhưng tôi cũng (giả vờ) hẹn: ngày chúng đến tôi sẽ ra nhận chức. Đồng thời tôi báo cho bộ đội ta (trung đoàn 12) bố trí tiêu diệt chúng. Một số tên chạy thoát, chúng nã đại bác vào thiêu hủy nhà của chúng tôi” (ông Huy viết).

Không chỉ tham gia hoạt động cách mạng như những người đồng chí khác của mình, ông Đinh Công Huy đặc biệt linh hoạt trong cách sử dụng vài trò “quan lang người Mường” của mình để tập hợp lực lượng, bày mưu giết giặc, cống hiến cho sự nghiệp lớn của dân tộc. Ví dụ: năm 1951, giặc Pháp lần thứ hai nhảy dù chiếm đóng nhiều ngả đường, kể cả các điểm trọng yếu như khu vực Chợ Bến và thị xã Hòa Bình. Nhân dân hoang mang, hội Liên Việt không triệu tập được đại biểu, ông Huy đã “dựa vào (cái tiếng) mê tín” của nhà quan lang cũ vẫn sẵn có (trong suy nghĩ của kẻ thù), đã cùng các đồng chí của mình giả vờ tổ chức lễ mừng thọ cho mẹ của ông Huy thật tấp nập. Giặc Pháp không để ý.

Nhưng thật ra, đó chính là một Hội nghị của Ủy ban và Hội Liên Việt nhằm tập hợp đông đảo các lang, ấu (lớp thống trị cũ) trong các dòng họ Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Bùi… (là họ của người Mường). Hội nghị đặc biệt bàn kế giết giặc kể trên diễn ra ngày 28/11/1951. Họ đã đứng trước ban thờ cũng làm lễ tuyên thệ đồng lòng tiêu diệt kẻ thù. Chiến dịch Thu Đông năm 1951 đã giải phóng tỉnh Hòa Bình.

Năm 1952, trong buổi giỗ tổ họ Đinh tổ chức tại Lương Sơn, ông Huy đã vinh dự được đón ông Hoàng Mạnh Tiến, ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính liên khu 3; đại tá Hà Kế Tấn và các vị lãnh đạo trong tỉnh. Ông Huy kể lại trong “hồi ký”: “Buổi lễ kết thúc, tôi được ông Lê Thanh Nghị, Chủ tịch UBKCHC liên khu 3 trao tặng một khẩu súng Carbinl, một áo Capot dạ. Và ngày 31/3/1952, tôi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội quốc gia và nhân dân Việt Nam trao tặng một khẩu súng ngắn thu được của địch trong chiến dịch Thu Đông năm 1951 ở Hòa Bình”.
Sau này, ông Huy giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đến ngày 5/11/1958. Vì bệnh tật làm tê liệt cả đôi chân, ông Huy đã xin tổ chức cho nghỉ.

Sớm thấy được sự giác ngộ sáng láng trong vị quan lang người Mường từng sống trong nhung lụa, quyền thế, từng lái xe Zép rong chơi khắp Hà Nội, từng du ngoạn vào kinh đô Huế xem mặt vua, các chiến sỹ cộng sản hết lòng động viên để ông Huy và gia đình dùng uy tín lớn của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngày 7/7/1947, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho ông Huy, nội dung như sau:
“…

Kính gửi cụ Đinh Công Huy.

Vì công việc kháng chiến, đã hơn nửa năm tôi không gặp cụ. Tôi chắc cụ và quý quyến được mạnh khỏe luôn luôn.
Nay nhân dịp ông Trần Đăng Ninh, Phái viên Bộ Quốc phòng về kinh lý Hòa Bình, tôi gửi thơ này hỏi thăm cụ và quý quyến. Và tôi gửi tặng cụ một bức ảnh làm kỷ niêm thân ái.

Tôi mong cụ ra sức cổ động thân sỹ, kêu gọi đồng bào Hòa Bình hăng hái tham gia kháng chiến, giúp đỡ bộ đội, tăng gia sản xuất, phát triển Bình dân học vụ.

Đến ngày kháng chiến cứu quốc thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công, chúng ta sẽ gặp nhau vui vẻ.
Tôi gửi cụ, quý quyến, và tất cả đồng bào vùng đó, đặc biệt là các cụ phụ lão và các cháu thiếu nhi lời chào.
Thân ái và quyết thắng.

Hồ Chí Minh”.

Tiểu đoàn Đinh Công Niết huyền thoại

Em trai ông Huy là ông Đinh Công Niết, sinh năm 1913. Được nhà lang, bố là Tổng đốc Tỉnh Hòa Bình gửi về Trường Bưởi học 10 năm, nên văn võ song toàn. Sau phi vụ làm bạc giả, được giác ngộ, ông được bầu làm Chủ tịch UBKCHC (nay là UBND) huyện Lương Sơn. Các đơn vị vệ quốc đoàn tiến lên Tây Bắc hồi đó đều được ông Niết và các chiến binh dũng mãnh người Mường của mình dốc sức bảo vệ, tiếp tế lương thảo, tiêu diệt địch trong cả một khu vực rộng lớn. Trong hồi ức của mình, Trung t¬ướng Nguyễn Hoà, một “chiến binh” Tây Tiến nổi tiếng đã viết trong cuốn sách “Tây Tiến – 50 năm nhìn lại”, xin trích nguyên văn: “Không ngày nào quân Pháp và nguỵ binh đi lại, vận chuyển trên đ¬ường số 6 mà không bị mìn đổ xe hoặc bị bắn tỉa chết và bị th¬ương vài tên. Bất chấp mọi phong toả của địch đư¬ờng giao liên giữa Trung ¬ương với các địa phương vẫn thông suốt. Vùng tự do ở huyện Lư¬ơng Sơn được bảo vệ. Anh Đinh Công Niết đã bỏ nhiều công lao sức lực đi đến các đơn vị động viên bộ đội và luôn là đầu mối quan trọng kết hợp Đảng – Chính – Quân – Dân ở địa phương.”. Một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa động viên lớn với dòng họ Đinh Công và tầng lớp lang đạo xứ Mường là: với sự giác ngộ và những đóng góp của mình, tháng 9-1949, ông Đinh Công Niết vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Trước đó, ông đã được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi: “Tôi thay mặt Chính phủ, gửi lời khen ông đã tận tâm làm việc kháng chiến, và đã kêu gọi đồng bào L¬ương Sơn hăng hái tham gia kháng chiến. Mong ông cố gắng hơn nữa, Chính phủ sẽ ghi nhớ công trạng của ông”. Năm đó, ông Niết cũng đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng giấy khen.

Nếu đoàn quân Tây Tiến với những chiến công và những tượng đài trong lòng người bất hủ “quân xanh màu lá dữ oai hùm”, thì có một tiểu đoàn từng sát cánh với họ cũng “bất tử” không kém. Tiểu đoàn duy nhất của nước ta (có lẽ thế) mang tên một vị “quan lang” người Mường, ngay từ khi thành lập, và người đó chính là tiểu đoàn trưởng văn võ toàn tài: Đinh Công Niết. Vào tháng 3 năm 1949, Khu ủy và Bộ Tư¬ lệnh Liên khu 3 quyết định thành lập Tiểu đoàn Đinh Công Niết; cấp trên cũng chỉ định Đinh Công Niết làm tiểu đoàn tr¬ưởng, đồng chí Lê Minh là chính trị viên và bí th¬ư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Hoà làm tiểu đoàn phó, phó bí th¬ư Đảng uỷ. Cán bộ chiến sỹ trong tiểu đoàn hầu hết là những người dân tộc M¬ường thông thạo địa hình rừng núi; họ thoắt ẩn thoắt hiện ở sơn lam chướng khí, “án ngữ” cả vùng cửa ngõ Tây Bắc, nên đã làm quân giặc bạt vía kinh hồn.

Ông Lạc đưa ra một tờ giấy mời mà tổ chức gửi cho cụ Huy, bố ông Lạc, giấy mời ông Đinh Công Huy đi dự lễ thành lập tiểu đoàn mang tên người em trai Đinh Công Niết của ông Huy! Buổi lễ đặc biệt, với dài dằng dặc các chương trình thú vị như một “chương trình nghệ thuật đặc biệt”, vui nhộn, âm hưởng thật hùng tráng: duyệt binh, chào cờ mặc niệm, khai mạc, lễ gắn huy chư¬ơng, tuyên thệ thành lập Tiểu đoàn Đinh Công Niết, biểu diễn vận động xạ kích, bắn súng nặng, biểu diễn kiếm, c¬ưỡi ngựa xung phong…

Sau này, Đinh Công Niết được đề bạt làm Trung đoàn phó Trung đoàn 12, phụ trách tác chiến, tham gia chỉ huy giải phóng Hòa Bình, chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông công tác tại Ủy ban dân tộc miền núi ở Trung ương cho đến khi nghỉ hưu. Ông sống một cuộc đời gương mẫu, giản dị, thanh bần đến mức những người đồng đội Tây Tiến năm xưa cũng phải xót xa…
Trung tướng Nguyễn Hòa viết về ông Đinh Công Niết

Trong cuốn sách “Tây Tiến – 50 năm nhìn lại” đã dẫn, Trung tư¬ớng Nguyễn Hòa, nguyên Tư lệnh Quân đoàn I, nguyên bộ đội Tây Tiến, người đã từng làm Tiểu đoàn phó ở cái Tiểu đoàn mang tên Đinh Công Niết mà ông Niết làm Tiểu đoàn trưởng kia – viết xúc động: “Riêng với tôi, tôi tự cho đã được phần thưởng là đã giới thiệu đúng đắn đồng chí Đinh Công Niết, một người có đủ tiêu chuẩn và tư cách vào Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ông Hòa rất có lý khi cho rằng: có được một người như ông Đinh Công Niết, là bởi vì có Bác Hồ với tầm nhìn chiến lược và sáng suốt, đã khơi dậy được sức mạnh và sự dũng mãnh của “quan lang xứ Mường” Đinh Công Niết, đã động viên kịp thời để dòng họ Đinh Công dốc sức phục vụ cách mạng. Đó là yếu tố sống còn.

Ông Hòa viết tiếp “Sau năm 1976 đất n¬ước đã thống nhất, tôi nghe tin anh Niết đã nghỉ h-ưu về nhà ở đ¬ường Hoàng Hoa Thám. Tôi lên thăm và không ngờ hoàn cảnh vợ chồng anh Niết khó khăn đến thế. Hai ông bà già sống trong 1 căn phòng 9m2 l¬ương hư¬u 300đ/tháng. Đồ đạc trong nhà chỉ có 2 tấm phản thô. Duy nhất trên bức tường loang lổ vì căn nhà chư¬a quét vôi lại, vẫn được treo trang trọng 2 bức th¬ư tay: một của Bác Hồ viết cho anh Đinh Công Niết ngày 1/7/1947, một của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cho anh ngày 6/6/1947, khen ngợi đã giúp đỡ các đoàn vệ quốc tiến về phía Tây giết giặc Pháp. Năm 1992 tôi có trình bày hoàn cảnh của gia đình anh Niết với Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh. Đúng ngày mồng một Tết năm ấy, đồng chí Nông Đức Mạnh đã đến thăm và chúc tết ông Đinh Công Niết tại căn phòng bé nhỏ này (…). Khi đư¬ợc tin anh Niết mất tại quê nhà, Ban liên lạc Trung đoàn Tây Tiến đã lên Lư¬ơng Sơn viếng anh. Gặp gỡ các đại biểu của tỉnh, huyện, chúng tôi thấy mọi ngư¬ời đều bày tỏ lòng ng¬ưỡng mộ, niềm th¬ương tiếc anh, một nhân sĩ yêu n¬ước, tiến bộ đã từ bỏ danh lợi, địa vị của một quan lang để đi theo tiếng gọi đoàn kết kháng chiến và kiến quốc của Bác Hồ, đã có những cống hiến đáng trân trọng trong những ngày tháng đầy thử thách khó khăn gian khổ nhất của đất nước.”