Tìm hiểu dàn cồng chiêng Mường
Giới thiệu: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống, đặc sắc, được đúc bằng đồng thau hoặc đồng đỏ, Âm nhạc cồng chiêng có mặt trong tất cả các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng: ngày lễ xuống đồng, lễ cầu đảo, ngày hội đánh cá, lễ cơm mới, lễ mừng nhà mới … Còn trong tang lễ, suốt 12 ngày đêm, ông mo tiễn đưa người chết bằng hàng vạn câu thơ tang ca, thì tiếng chiêng trởthành nghi thức thông báo trong buổi lễ. Tiếng chiêng còn dùng trong đi săn, báo động khi có hoảhoạn, trộm cắp, báo lệnh của nhà Lang … Có thể nói, tiếng cồng, tiếng chiêng có mặt ở khắp mọi nơi, một thời khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người dân Mường.
Trải qua một quá trình phát triển và ổn định, một dàn chiêng Mường phải có đủ 12 chiếc mới thành một bộ hoàn chỉnh. Mỗi chiếc có tên gọi riêng, nhưng một bộ cồng chiêng được chia ra làm ba nhóm cơ bản với những kích cỡ, âm thanh cao thấp khác nhau: 4 chiêng dàm (chiêng khầm), có tên gọi thứ tự từ 9 đến 12, có kích thước lớn phát ra thuộc âm khu trầm trong dàn; 4 chiêng bồng (chiêng đục bồng, chiêng boòng beng), các tên gọi thứ tự từ chiêng 5 đến chiêng 8, gồm những chiếc có kích thước vừa phải, trung bình, âm phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn; 4 chiêng Tlé ( chiêng chót, chiêng poóng), gọi thứ tự từ chiêng 1 đến chiêng 4, là những chiêng có kích thước nhỏ, phát ra những âm thuộc âm khu cao nhất trong dàn.
Tóm tắt bài học:
– Giới thiệu lịch sử cồng chiêng người Mường.
– Giới thiệu dàn cồng chiêng Mường trong sưu tập Bảo tàng Mường.
– Giới thiệu một vài làn điệu cồng dùng trong lễ hội, tang ma…
– Giới thiệu về từng loại chiêng: tên gọi, chức năng…
– Nghệnhân biểu diễn một vài điệu chiêng.
– Hướng dẫn người học tự gõ làn điệu cồng.
Thời lượng bài học: Từ 1h – 1h30′.