Các nghệ sỹ sẽ làm việc trong chính không gian sinh sống của người Mường thuộc khuôn viên trưng bày Bảo tàng. Họ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật bằng những vật liệu tự nhiên sẵn có (gỗ, đá, đất), hoặc bằng vật liệu tùy chọn theo ý tưởng của nghệ sỹ trong rừng trúc rộng 1,5ha. Loại hình sáng tác của các tác giả dự triển lãm rất đa dạng, ngẫu hứng gồm: hội họa, điêu khắc…
Thông qua các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng, người xem sẽ cảm nhận được sức sống của nghệ thuật truyền thống được tái sinh và cộng hưởng với đời sống của nghệ thuật đương đại.
Nói về mục đích của triển lãm, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhấn mạnh: “Đây là hoạt động văn hóa mang tính tự nguyện của các nghệ sĩ nhằm làm giàu thêm truyền thống văn hóa đất Mường”.
Theo họa sĩ Đào viagra vs cialis which is better Trung Hải, những tác phẩm của các nghệ sĩ tham gia sự kiện này đều được làm từ chất liệu bình dị sẵn có trong tự nhiên như: đất đồi, tre, đá, cây…Một số tác phẩm của các tác giả như: Nguyễn Huy Tính, Trần Trọng Tri, Nguyễn Tuấn Khôi, Phạm Văn Tuấn đã hoàn thiện và đang trưng bày tại Bảo tàng.Giám đốc Bảo tàng không gian văn hóa Mường Vũ Đức Hiếu– người khởi xướng tổ chức triển lãm cho biết: “Những tác phẩm trưng bày tại đây như một sợi dây kết nối văn hóa truyền thống với hiện đại và để du khách hiểu hơn về giá trị truyền thống văn hóa của người Mường. Trong không gian của nghệ thuật, du khách và các nghệ sĩ sẽ được hòa vào cuộc sống của người dân bản địa bởi trong Bảo tàng hiện có 6 gia đình người Mường đang sinh sống. Các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Bảo tàng trong khoảng thời gian 1 năm.”.
Nguồn: QDND.VN